Bài 3: Line (Đường, nét) trong hoa nghệ thuật!
(Đây là nguyên liệu đầu tiên trong 9 món của bài 2)
Đường (hoặc nét) là sự kết nối giữa 2 điểm với nhau. Nếu đường nằm trên 1 mặt phẳng nó nhấn mạnh chiều dài, nếu nó nằm trên 2 mặt thì nó nhấn mạnh chiều sâu.
Chúng ta có thể dùng hoa loại thân mảnh, dáng cao hoặc các loại cành khô, cỏ lan chi, có gấu, lá lưỡi cọp … hoặc các vật liệu tươi, khô sáng tạo khác để tạo đường. Mục đích cung cấp phương hướng một cách trực quan hơn cho người xem các tác phẩm hoa nghệ thuật của bạn (ví dụ hình 1).
Có 2 loại đường:
Đường tĩnh (Static Line): là đường có ít chuyển động, ví dụ đường ngang, đường dọc hoặc đường xéo (hình 2)
Đường động (Dynamic line): thường có nhiều chuyển động hơn, tạo ra nhiều năng lượng và thể hiện tiếng nói nhiều hơn (hình 3)
•Lưu ý: Nhiều đường tĩnh kết hợp với nhau có thể tạo thành luồng đường động (hình 4).
Ngoài ra, đường nét mang lại rất nhiều tính cách cho thiết kế, các bạn có thể dùng chúng để:
– Tạo sự bắt mắt
– Sự kết nối
– Sự liên tục
– Tạo ra khoảng vỡ
– Tạo thác
– Tạo đường cong mượt mà
– Tạo hướng chuyển động
– Tạo sự đa dạng
– Tạo thế ngã cho hoa
– Tạo sự co dãn
– Tạo xoắn
– Tạo xoáy, ..
– Tạo cảm giác đầy đặn hoặc
– Tạo sự khẳng khiu.
Nếu bạn đọc xong phần trên và phân vân ”vậy làm thế nào để biết nên dùng đường dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu, cong bao nhiêu, tạo luồng dày mỏng như thế nào mới đúng tỉ lệ?” thì nó nằm trong phần công thức.
Copy Rose Cao
Leave a reply